• Đăng nhập
  • 0

    Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ!

0
  1. Trang chủ
  2. Blog - Hành trình vẻ đẹp
  3. Hành trình vẻ đẹp - Người phụ nữ dệt lụa từ tơ sen

Hành trình vẻ đẹp - Người phụ nữ dệt lụa từ tơ sen

Sen - loài hoa quen thuộc thân thương, mọc ở hầu hết các tỉnh thành trải dài khắp đất nước hình chữ S. Hình ảnh hoa sen dịu dàng thanh khiết luôn in đậm trong tâm trí của mỗi người con đất Việt. Không chỉ cho hoa, từ lá đến củ Sen đều được dùng làm thức ăn hoặc những bài thuốc quý trong đông y. Giờ đây, bằng sự tìm tòi và nghiên cứu, Sen đã được nghệ nhân Phạm Thị Thuận sử dụng thành công trong việc dệt lụa tơ sen - loại lụa độc đáo và thấm đẫm hồn dân tộc. 

Sợi tơ sen được rút ra khéo léo từ phần cuộng sen bỏ đi 

Nghệ nhân Phan Thị Thuận (65 tuổi, Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng và được nhiều người biết đến là nghệ nhân đầu tiên nghiên cứu ra phương pháp bắt tằm tự dệt chăn tơ, mà còn là người đầu tiên ở Việt Nam dệt lụa thành công từ tơ Sen.

Dệt lụa từ tơ sen khá phổ biến và được ưa chuộng ở Myanmar. Tuy nhiên ở Việt Nam, loại hình dệt lụa này không phổ biến và chưa từng có nghệ nhân nào từng biết đến.

Năm 2017, lần đầu tiên thử nghiệm lấy tơ từ sen, Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã gặp rất nhiều khó khăn và thất bại. 

Việc lấy sợi tơ sen khó hơn gấp nhiều lần so với tơ tằm truyền thống. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút sợi, hỏng hoàn toàn. 

Sau 2 năm mày mò,  nhiều lần thử nghiệm và nghiên cứu, bà đã thành công với  tác phẩm khăn lụa từ tơ sen.

Để làm ra chiếc khăn dài 1,7m, rộng 22cm phải cần tới 4.800 cuống sen tươi. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được từ 200 - 250 cuống sen. Để hoàn thiện một chiếc khăn, phải làm việc đến 1,5 tháng.


Nghệ nhân Phạm Thị Thuận

Người nghệ nhân mải miết dệt hồn dân tộc

Nghệ nhân Phạm Thị Thuận hy vọng việc sản xuất sợi tơ sen từ cuống sẽ giúp nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng sen, tạo công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi trong làng và quan trọng nhất là giữ được nghề dệt lụa truyền thống bao đời nay của gia đình và người dân Phùng Xá.

Tấm gương một người phụ nữ bản lĩnh, một người nghệ nhân tràn đầy tình yêu quê hương và tâm huyết với nghề. 

Mùa Sen tháng 6 Hà Nội

Những ngày miền Bắc vào Hạ nóng như đổ lửa cũng là lúc Sen vào vụ. Sự dịu dàng thanh khiết của hoa Sen có làm dịu bớt cái nắng chói chang? Sen theo chân những người người phụ nữ tần tảo, rong ruổi làm đẹp khắp các con phố Hà Nội, Sen trong phố, nét đặc trưng mà không nơi nào có thể có được. 

Mặc một chiếc áo lụa đã mát lịm, nếu là lụa từ tơ Sen nữa thì còn gì bằng phải không nào.

Hy vọng, với sự quan tâm của chính quyền, sự tâm huyết của các nghệ nhân dệt lụa Mỹ Đức, 1 ngày nào đó lụa tơ Sen sẽ trở nên phổ biến hơn, có thể đóng góp để phát triển du lịch, xây dựng và bảo tồn văn hóa dân tộc và hơn cả người trồng Sen có thêm nguồn thu nhập. 

Bài viết nổi bật

Đọc thêm

NHỮNG NGÔI SAO XUẤT SẮC NHẤT TẠI ELLE BEAUTY AWARDS 2023
Hành trình vẻ đẹp - Tình Yêu Với Chiếc Thuyền Kayak
Hành trình vẻ đẹp - Cây Kéo Nữ Vỉa Hè Nơi Đô Thành
Hành trình vẻ đẹp - Câu Chuyện Cocktail

Hành trình vẻ đẹp - Câu Chuyện Cocktail

06.01.2021 - Hành trình vẻ đẹp
Hành trình vẻ đẹp - Hot girl múa lửa

Hành trình vẻ đẹp - Hot girl múa lửa

06.01.2021 - Hành trình vẻ đẹp
Hành trình vẻ đẹp - Người may cờ Tổ Quốc

Hành trình vẻ đẹp - Người may cờ Tổ Quốc

06.01.2021 - Hành trình vẻ đẹp

Đã thêm vào giỏ!

Xem giỏ hàng và thanh toán
Bạn đã thêm: 0 sản phẩm Tổng thanh toán: Xem giỏ hàng Thanh toán